Các chữ viết được ghi nhận trong lịch sử Chữ_viết_H'Mông

Hiện chưa xác định rõ liệu có một hệ thống chữ viết Hmông trong lịch sử hay không. Một số dạng chữ được nói đến trong các tác phẩm lịch sử, chủ yếu là trong văn học Trung Quốc, như được nêu trong các phần dưới đây, tuy nhiên bằng chứng này còn là tranh cãi. Ví dụ theo S. Robert Ramsey, không có hệ thống chữ viết nào của người Miêu tồn tại, cho đến khi các nhà truyền giáo tạo ra chúng [2]. Các nhà khảo cổ vẫn đang tìm kiếm các hiện vật từ thời kỳ được cho là đã có chữ. Năm bản dưới đây được minh chứng rộng rãi nhất trong các nguồn tài liệu chính.

Chữ Nam Man

Trong lịch sử Trung Quốc thuyết địa lý của người Hoa coi đất Hoa Hạ của người Hoa ở "trung tâm thế giới", bao quanh là "bốn xứ man rợ" (Tứ di), trong đó các dân tộc sống ở phía nam gọi là Nam Man.

Vào thời kỳ đầu thì Nam Man trỏ đến người Hmông. Nam Man sống ở nam - đông Hoa Hạ, sau khi thua trận và vị vua thần thoại của người HmôngXi Vưu bị trục xuất, người Nam Man phải chạy về phía nam.

Theo truyền thuyết trong quá trình chạy thì chữ của họ và những thông tin đã ghi lại bị biến mất theo nhiều cách: những cuốn sách đã bị mất trong trận lụt; người Hmông phải ăn những cuốn sách vì thiếu lương thực do cuộc xâm lược của người Hoa; chúng bị thú vật ăn khi chạy khỏi người Trung Quốc; hoặc họ không có cách nào vượt sông mà không vứt bỏ sách. Tất cả những câu chuyện có chung một sự mất mát của những cuốn sách, đất nước, do người Hoa xâm lược. Đến nay bộ chữ đó chưa tìm lại được.

Pax Ntâu (vải hoa)

Để đối phó với cuộc xâm lược của người Hoa, người Hmông cố bảo tồn hệ thống chữ viết cổ xưa của họ trong "vải hoa" (Paj Ntau / Pax Ntâu) của phụ nữ. Điều này có vẻ là một câu chuyện phổ biến để phản ứng lại sự mất chữ và mất sách vì hậu quả của sự mất nước của Nam Man trước Hoa Hạ.

Một phiên bản hiện đại trên Internet được gọi là "Hệ thống chữ viết Hmông cổ đại" tuyên bố là đã giải mã tập chữ này, nhưng không có kết nối nào tới nguồn đáng tin cậy và trung lập.

Chữ thời Nhà Thanh

Vào thời Nhà Minh và Nhà Thanh những người Hán đến định cư ở các vùng phía nam, nơi người Hmông sống. Lúc đó người Hmông được coi là đã sử dụng một hệ thống chữ viết để ghi lại thông tin. Trong nỗ lực ép buộc người Hmông, mà người Hán gọi là người Miêu, làng Hmông bị đốt cháy và di tích văn hóa Hmông bị phá hủy. Người Hmông bị cấm sao chép ngôn ngữ của họ, nên không rõ di sản Hmông viết từ thời đó có còn hay không [3].

Shaoyang Relics

Chữ lớn

Chữ viết từ thời cổ đại

Theo các tài liệu khảo cổ thuộc di chỉ văn hóa Đại Vấn Khẩutỉnh Sơn Đông với niên đại khoảng 4.000 năm TCN đến 2.000 năm TCN cho thấy hệ thống các ký tự khắc trên các đồ gốm giống với chữ Hán Phồn Thể ngày nay. Điều đặc biệt là thời gian tồn tại nền văn hóa này và các địa điểm phát hiện khảo cổ đều trùng khớp với truyền thuyết về Chiyou và trận đấu Trắc Lộc nổi tiếng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chữ_viết_H'Mông http://hmonglessons.com/the-hmong/hmong-language/r... http://www.hmongsandnativeamericans.com/hmong-hist... http://www.omniglot.com/writing/pahawhhmong.htm http://www.omniglot.com/writing/pollardmiao.htm http://skyknowledge.com/mong-ntaub3.htm http://www.skyknowledge.com/mong-ntaub3.htm http://www.uclemainoffice.com http://std.dkuug.dk/jtc1/sc2/wg2/docs/n3789.pdf http://std.dkuug.dk/jtc1/sc2/wg2/docs/n4115.pdf http://www.cura.umn.edu/publications/catalog/m1097